Nghề làm đồ da handmade là một trong những cụm từ mà chúng ta đã không còn quá xa lạ gì.Thế nhưng, nghề này do đâu mà thành? Một số điều thú vị với công việc làm dâu trăm họ là gì? Và đâu là những lưu ý cho người mới bắt đầu? Là những điều tưởng chừng như đơn giản mà lại không hề quá dễ dàng với nhiều người.
Nghề làm đồ da handmade bắt đầu từ đâu?
Nghề làm đồ da handmade bắt nguồn từ sự giản dị của người thợ
Bất cứ ai khi mới bắt đầu tìm hiểu và đến với những món đồ da đều ưa thích cái vẻ bụi bặm, đơn giản của riêng nó.
Mọi thứ khi mới bắt đầu đều bỡ ngỡ. Thế rồi, cứ tập tành, học hỏi, lâu dần tạo thành thói quen, bắt đầu làm tốt hơn, giỏi hơn.
Xem chi tiết: 6+ Kinh Nghiệm Mở Cửa Hàng Đồ Da Vốn Ít Ngày Lãi 1 - 2 Triệu
Đôi khi làm ra một số thành phẩm không dùng đến, lên mạng bán vu vơ. Thế nhưng, chính nhờ những điều vu vơ ấy mà lại thành cái nghề, thế là nghề làm đồ da thủ công ra đời một cách tự nhiên, không ai ngờ như thế đó.
Một số điều thú vị trong nghề làm đồ da handmade
Người thợ cần có sự kiên trì, tỉ mỉ và khéo léo
Người thợ cần có sự kiên trì trong từng đường kim, mũi chỉ
Ở mỗi một người thợ thủ công nói chung và những người thợ làm đồ da handmade nói riêng, để có thể tạo nên một sản phẩm đẹp mắt nhất, đòi hỏi sự linh hoạt, tỉ mỉ và luôn chỉn chu trong từng đường kim mũi chỉ.
Vi khi khâu những sản phẩm da bằng tay, chỉ cần sự mất tập trung của người thợ là những sản phẩm bằng da đã không còn sự hoàn hảo cần có của nó nữa.
Từng sản phẩm được làm ra đều có nét độc đáo riêng
Một trong những nét thú vị riêng của nghề làm đồ da handmade đó là việc làm đồ theo yêu cầu riêng của từng khách hàng.
Do đó, mỗi sản phẩm đồ da được người thợ làm ra đều có nét tinh tế, độc đáo vốn dĩ của riêng nó.
Thế nhưng, vì làm theo yêu cầu của mỗi khách, nên nói vui là nghề này là nghề làm dâu trăm họ quả là không sai.
Đôi khi vất vả là thế, nhưng những người thợ vẫn yêu, vẫn mê mệt cái nghề này đến cùng bắt nguồn từ tình yêu đối với những sản phẩm da đầy màu sắc và cả những niềm vui khi trao tặng thành quả của mình đến từng khách hàng.
Các bước tiến hành làm một sản phẩm da handmade
Bước 1: Tính toán chi tiết, lên ý tưởng mẫu sản phẩm
Lên ý tưởng sản phẩm là điều vô cùng quan trọng
Ở những mẫu sản phẩm đã được nhiều người làm, sẽ có những khuôn mẫu sẵn cho mình làm. Những mẫu sản phẩm đồ da đó chắc chắn sẽ được chia sẻ trên những nhóm hỗ trợ làm đồ da handmade.
Thế nhưng, ở các mẫu mới, những người thợ sẽ phải tìm tòi từ mẫu da, kích thước sản phẩm và làm sao để từ một miếng da chế thành một thành phẩm hoàn hảo, có độ hoàn thiện ở mức cao nhất.
Bước 2: Phân chia các miếng da chuẩn xác
Hiện nay, các sản phẩm được làm từ da nguyên miếng đã không còn xa lạ với quá nhiều người. Loại da này thường đặc biệt dày và việc xử lý cũng vô cùng khó khăn cho những người thợ.
Do đó, hầu hết các sản phẩm được làm từ loại da đã qua xử lý, trải qua giai đoạn này, chất da sẽ mỏng hơn, mềm hơn và dễ dàng cho công đoạn phân chia của người thợ.
Điều đặc biệt cần lưu ý ở đây là, công đoạn này người thợ càng trau chuốt, các khâu thao tác phía sau sẽ càng thêm dễ dàng.
Mặt khác, một được cắt đẹp, không có vết xơ, không có các đường tua xấu xí sẽ càng làm cho sản phẩm hoàn hảo hơn, được đánh giá cao hơn bao giờ hết.
Bước 3: Đục lỗ, ráp chính xác các miếng da tại vị trí cần khâu
Đục lỗ cần đục có độ sâu vừa đủ, tránh quá nông
Ở bước này cần sự chính xác cực cao, do đó cần người thợ cũng phải có kinh nghiệm lâu năm.
Hãy thực hành thật nhiều, càng làm nhiều bạn càng nắm được những thao tác, quy trình từ việc cắt da, ráp da, cách quét keo như thế nào để keo không bị loang lổ ra bên ngoài.
Bên cạnh đó, việc đục lỗ trên miếng da cũng là khá khó, bởi việc đục không dứt khoát bởi người thợ ít kinh nghiệm sẽ làm những lỗ đục nông, không sắc bén.
Do công đoạn này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến miếng da, thế nên khi đục lỗ người thợ cần hết sức lưu ý.
Bước 4: Lựa chỉ may, tiến hành khâu da
Việc lựa chỉ may để tiến hành khâu da cũng là một trong những công đoạn cần phải học hỏi trong một thời gian khá dài.
Sau khi đã học hỏi và tiếp xúc với các loại chỉ may trong suốt một quãng thời gian dài, bạn sẽ trực tiếp biết được loại chỉ may nào sẽ phù hợp với loại da nào.
Bước 5: Hoàn thiện sản phẩm, thực hiện vệ sinh sạch sẽ
Một số sản phẩm cần được sơn cạnh rõ ràng
Đây là bước cuối cùng trong các khâu tiến hành làm một sản phẩm đồ da handmade. Thế nhưng, độ quan trọng thì lại hơn chứ không hề kém những bước trước đâu bạn nhé.
Sau khi khâu xong sản phẩm, một số sản phẩm cần người thợ tiến hành sơn cạnh, thế nhưng ở các sản phẩm khác thì lại không cần làm điều này.
Chủ yếu nhất, người thợ sẽ cần sử dụng mỡ chồn để bôi một lớp màng mỏng lên miếng da để tạo độ ẩm tối ưu, rất cần thiết để tăng cường sự bảo vệ, tuổi thọ cho miếng da.
Bên cạnh đó, một số sản phẩm giày da hay túi xách da có những nếp gấp dễ bị đọng bụi, chúng ta sẽ cần sử dụng bàn chải lông ngựa để chải nhẹ.
Một số lưu ý riêng của nghề làm đồ da handmade
Do nghề làm da thủ công bằng tay cần có sự tinh tế, tỉ mỉ và chi tiết riêng của mỗi người thợ. Thế nên, đây được đánh giá là một công việc vô cùng khó khăn, nói nó là một công việc làm dâu trăm họ cũng không phải là điều gì quá đáng.
Dưới đây là một số lưu ý cần thiết của những người mới bắt đầu tìm hiểu nghề này. Bao gồm:
- Khi cắt các miếng da cần tiến hành đo chuẩn xác tới từng milimet. Bởi nét cắt da không trọn vẹn sẽ ảnh hưởng cực lớn tới sự vẹn toàn của sản phẩm.
- Khi cắt da, cần chú ý cầm dao ở dáng thẳng đứng và nét cắt cần thực hiện dứt khoát tránh những đường lỗi, tua rua không cần thiết.
- Việc đục lỗ, người thợ sẽ cần đục hết sức tỉ mỉ, thẳng hàng, nét đục sâu và vuông góc với mặt bàn để các nét đục sau cũng được y nguyên.
- Nếu làm các sản phẩm như: ví da kẹp, ví có nhiều ngăn xếp dễ làm phần cạnh da bị cộm, nên cần lựa chọn những sản phẩm da nguyên miếng có tính mỏng, mềm.
- Với những sản phẩm bao da máy tính, ốp điện thoại các bạn cũng nên lưu ý khi cắt da cần dư thêm 5cm để trừ hao phần may viền để tránh sản phẩm bị chật khi sử dụng.
- Cách tốt nhất là nên nghiên cứu chính xác phần nào nên khâu trước, phần nào nên khâu sau. Hiệu quả nhất là nên vẽ bản vẽ kỹ thuật ra giấy trước khi bắt tay vào hoàn thiện sản phẩm.